9 bài tập chữa rối loạn khớp thái dương hàm tại nhà

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, bạn thường xuyên cảm thấy cơ hàm bị đau nhức, gặp khó khăn khi há miệng, ăn nhai. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo 9 bài tập chữa rối loạn khớp thái dương hàm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. 9 bài tập chữa rối loạn khớp thái dương hàm dễ thực hiện

Cùng thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị rối loạn khớp thái dương hàm theo hướng dẫn dưới đây:

1.1. Bài tập khớp thái dương hàm thư giãn hàm

Bài tập này mang đến lợi ích giúp khớp thái dương hàm thư giãn, thả lỏng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đưa lưỡi chạm vào vòm miệng ở phía sau răng cửa của hàm trên.

Bước 2: Từ từ mở miệng và ngậm lại.

Bước 3: Lặp lại động tác 6 lần trong 1 lần tập và tập khoảng 6 lần/ngày.

1.2. Bài tập mở miệng một phần

Bài tập mở miệng một phần giúp khớp thái dương giảm tình trạng căng cứng và tăng khả năng cử động linh hoạt.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đặt lưỡi vào bên trong vòm miệng.

Bước 2: Để 1 ngón tay lên vị trí của khớp thái dương hàm – nằm trước tai.

Bước 3: Đặt 1 ngón tay khác lên giữa cằm.

Bước 4: Cử động hạ hàm dưới xuống một phần, sau đó nâng lên lại để khép miệng.

Bước 5: Thực hiện động tác 6 lần và tập 5-6 lần/ngày.

1.3. Bài tập mở miệng toàn phần điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Bài tập mở miệng toàn phần có công dụng cải thiện tính linh hoạt của khớp thái dương hàm và kéo căng cơ hàm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đặt lưỡi vào bên trong vòm họng, phía sau răng cửa hàm trên.

Bước 2: Để 1 ngón tay lên vị trí khớp thái dương hàm nằm trước tai.

Bước 3: Đặt 1 ngón tay khác lên giữa cằm.

Bước 4: Há miệng lớn hết mức có thể sau đó ngậm lại.

Bước 5: Lặp lại động tác khoảng 6 lần trong 1 lần tập và thực hiện ít nhất 6 lần/ngày.

1.4. Bài tập lùi hàm chữa viêm khớp thái dương hàm

Đây là bài tập chữa rối loạn khớp thái dương hàm dễ thực hiện và mang đến hiệu quả cải thiện hoạt động cơ hàm hiệu quả.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tư thế đứng thẳng, đưa hai vai hướng ra sau, kết hợp ưỡn ngực ra phía trước.

Bước 2: Đưa hàm dưới (cằm) lùi ra sau, tạo thành dáng cằm đôi.

Bước 3: Duy trì tư thế trong 3 giây, thực hiện động tác 6 lần và tập khoảng 5-6 lần mỗi ngày.

1.5. Bài tập mở miệng với lực cản

Thực hiện bài tập này giúp không chỉ giúp bạn tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt của cơ hàm, mà còn giảm đau khớp thái dương hàm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Để ngón tay cái dưới cằm.

Bước 2: Từ từ mở miệng, kết hợp ấn ngón tay cái vào cằm nhằm tạo lực cản.

Bước 3: Duy trì tư thế trong 6 giây, sau đó khép miệng.

Bước 4: Lặp lại động tác 6 lần và thực hiện bài tập 6 lần/ngày.

1.6. Bài tập khép miệng với lực cản

Bài tập khép miệng với lực cản hỗ trợ tăng sức mạnh cho cơ hàm, giúp hoạt động ăn nhai hiệu quả hơn.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Dùng 2 ngón tay nắm giữ phần cằm.

Bước 2: Khép miệng lại từ từ để tạo lực cản.

Bước 3: Thực hiện động tác khoảng 6 lần và tập 5-6 lần/ngày.

1.7. Bài tập viêm khớp thái dương hàm – đưa lưỡi lên vòm họng

Bài tập này mang đến lợi ích giúp cơ lưỡi thêm khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời cải thiện tình trạng căng cứng cơ hàm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đưa lưỡi lên vòm họng trên, đặt phía sau răng cửa hàm trên.

Bước 2: Từ từ mở miệng và khép lại.

Bước 3: Lặp lại động tác 6 lần mỗi lần tập.

Dịch Vụ Của Chúng Tôi

Thông tin khách hàng