Đau quai hàm là một bệnh lý khớp cắn phổ biến gây đau âm ỉ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, việc nhận biết và điều trị đau ở quai hàm rất cần thiết để kịp thời ngăn chặn các tác hại lâu dài. Cùng Ranghammatgianghia.vn tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết sau nhé!

1. Đau quai hàm có biểu hiện như thế nào?

Bạn có thể nhận biết tình trạng đau xương hàm dưới thông qua các dấu hiệu sau:

  • Hàm có triệu chứng co cứng và đau nhức.
  • Cơn đau diễn ra âm ỉ, đau xung quanh hoặc bên trong tai.
  • Người bệnh có thể bị đau vùng mặt, đau nhức đầu.
  • Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện.
  • Do khớp hàm bị cứng nên người bệnh khó há và đóng miệng.

2. Đau mỏi quai hàm là bệnh gì?

Đau nhức quai hàm dấu hiệu của các bệnh lý như rối loạn khớp thái dương hàm, sái quai hàm,… Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là rối loạn thái dương hàm. Để biết rõ hơn về nguyên nhân gây đau mỏi quai hàm, bạn hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây:

2.1. Rối loạn khớp thái dương hàm (viêm khớp thái dương hàm)

Khớp thái dương hàm (TDH) là khớp nối giữa xương thái dương (phía trên) và xương hàm dưới (phía dưới). Khi khớp hàm bị rối loạn, bệnh nhân sẽ bị đau quai hàm, khó cử động miệng, khi hoạt động cơ hàm sẽ nghe tiếng lục cục của các khớp. Bên cạnh đó, mặt bệnh nhân sẽ bị phình hơn do khớp viêm tại cơ nhai bị phì đại.

2.2. Sái quai hàm

Sái quai hàm xảy ra do các thói quen nghiến răng khi ngủ, há miệng quá rộng bất ngờ (ngáp hoặc cười to). Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân không chỉ bị đau nhức quai hàm, đau vùng cổ, mặt, tai thường xuyên nhất là khi đóng/mở miệng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị ù tai, nghe không rõ hoặc không nghe được âm thanh xung quanh, có tiếng lục cục khi cử động khớp hàm,…

2.3. Viêm xoang

Viêm xoang hoặc các bệnh liên quan đến khoang mũi cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức quai hàm theo chu kỳ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị đau đầu, khó thở qua mũi, đau vùng quanh mắt.

2.4. Bệnh lý răng miệng

Những bệnh lý răng miệng như sưng lợi, sâu răng, viêm chân răng, răng mọc lệch,… có thể gây ra cảm giác đau nhức thường xuyên ở quai hàm. Bên cạnh đó, các tình trạng này còn gây ra nhiều triệu chứng khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.5. Bệnh lý khác 

Bên cạnh bệnh lý răng miệng, các bệnh lý liên quan đến xương hàm cũng là nguyên nhân gây đau nhức quai hàm. Cụ thể, các bệnh lý xương hàm gồm thoái hóa khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở dây chằng nối, viêm tủy xương quai hàm,…

3. Một số mẹo chữa đau quai hàm tại nhà

Trong trường hợp bị đau mỏi quai hàm ở mức nhẹ hoặc cơn đau không kéo dài, bạn có thể thực hiện cách trị đau quai hàm tại nhà sau:

3.1. Chườm ấm và chườm lạnh

Nhiệt độ cao có thể giúp cơ bắp thư giãn, từ đó cải thiện hiệu quả cảm giác đau nhức quai hàm. Nên bạn có hãy áp túi chườm lên khớp thái dương hàm 10 – 15 phút, lặp lại sau 2 giờ để giảm đau. Trường hợp đau mỏi quai hàm kèm theo biểu hiện sưng, viêm bạn có thể chườm lạnh 10 – 20 phút, lặp lại 3 – 4 lần/ngày.

3.2. Sử dụng thuốc giảm đau

Song song với chườm nóng/lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol (acetaminophen),… Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng khuyến cáo để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.3. Massage vùng quai hàm bị đau

Massage vùng quai hàm có thể hỗ trợ cải thiện đáng kể cảm giác đau nhức, căng cứng ở quai hàm. Theo đó, bạn hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa để nhấn vào khu vực đau và xóa bóp theo chuyển động tròn khoảng 5 – 10 vòng rồi cử động miệng. Bạn lặp lại động tác massage quai hàm đến khi cơn đau giảm bớt.

3.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách cải thiện tình trạng đau quai hàm mà bạn nên áp dụng. Theo đó, bạn cần tránh các thực phẩm cứng và dai như kẹo cao su, kẹo, bánh quy, khô mực, khô bò,… để không tạo áp lực cho hàm, khiến tình trạng đau nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn các món mềm (cháo, súp,…) hoặc cắt thực phẩm thành từng miếng nhỏ.

3.5. Thay đổi tư thế nằm

Cách trị đau quai hàm tại nhà tiếp theo là đổi tư thế nằm. Cụ thể, bạn cần bỏ thói quen nằm nghiêng một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ. Bởi những tư thế này gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến tình trạng đau nhức quai hàm.

4. Phương pháp điều trị nha khoa khắc phục đau quai hàm

Tại cơ sở y tế, bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân đau mỏi quai hàm và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Chẳng hạn, trường hợp đau nhức quai hàm liên quan đến khớp cắn (rối loạn khớp thái dương hàm, sái quai hàm do nghiến răng) bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp:

4.1. Sử dụng máng nhai

Nếu quai hàm bị đau do rối loạn khớp thái dương hàm, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng máng nhai để điều trị. Với dụng cụ này, người bệnh không chỉ giảm đau nhức mà còn cố định lại khớp cắn và giảm áp lực lên phần khớp thái dương hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn loại máng nhai chữa trị phù hợp với tình trạng, mang lại hiệu quả tối ưu.

4.2. Chỉnh nha

Chỉnh nha được áp dụng cho cả 2 trường hợp sái quai hàm do nghiến răng và rối loạn khớp thái dương hàm. Phương pháp điều trị này giúp nắn chỉnh các răng và khớp cắn sai lệch về đúng vị trí bình thường. Qua đó không chỉ khắc phục các vấn đề về khớp cắn, mà còn phục hồi thẩm mỹ cụ cười tự nhiên giúp việc ăn nhai thoải mái, hạn chế quai hàm bị đau trở lại.

Lưu ý: Việc sử dụng máng nhai hay chỉnh nha đều cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa dày dặn kinh nghiệm. Do đó, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ am hiểu về cấu tạo răng miệng để hành trình điều trị thuận lợi, đạt kết quả như mong đợi.